Kinh tế chính trị cổ điển Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế

Những nhà kinh tế cổ điển được nhắc tới như một tập hợp lần đầu tiên bởi Karl Marx.[14] Điểm chung trong các học thuyết của họ là học thuyết giá trị lao động, đối lập với giá trị xuất phát từ một sự cân bằng giữa cung và cầu. Những nhà kinh tế này trước hết đã chứng kiến sự chuyển đổi kinh tế xã hội do cuộc Cách mạng công nghiệp: sự giảm dân số ở nông thôn, bất ổn, nghèo đói, sự xuất hiện của giai cấp công nhân.

Họ đặt câu hỏi về gia tăng dân số, vì những chuyển dịch nhân khẩu đã bắt đầu ở Anh vào thời đó. Họ cũng nêu ra những câu hỏi mang tính nền tảng, về nguồn gốc của giá trị hàng hóa, những nguyên nhân dẫn tới tăng trưởng kinh tế và vai trò của tiền trong nền kinh tế. Họ ủng hộ nền kinh tế thị trường tự do, lập luận rằng đó là một hệ thống tự nhiên dựa trên sự tự do và quyền sở hữu tài sản. Tuy nhiên, những nhà kinh tế học cổ điển chia rẽ và không tạo thành một dòng tư tưởng thống nhất.

Một học thuyết đáng chú ý trong kinh tế học cổ điển là học thuyết về tiêu dùng dưới mức, được trường phái BirminghamThomas Malthus phát triển vào đầu thế kỷ 19. Những người thuộc trường phái này lập luận rằng chính quyền phải hành động để giảm bớt tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế, họ là những người tiền bối về học thuật của kinh tế học Keynes sau này vào những năm 1930. Một trường phái đáng chú ý khác là chủ nghĩa tư bản Manchester, trường phái muốn thúc đẩy thương mại tự do, chống lại học thuyết của chủ nghĩa trọng thương trước đó.

Jeremy Bentham

Jeremy Bentham.

Jeremy Bentham (1748–1832) có lẽ là nhà tư tưởng cấp tiến nhất ở thời đại của ông và là người phát triển khái niệm về chủ nghĩa công lợi. Bentham là một người vô thần, một nhà cải cách với các trại giam, người hoạt động vì quyền động vật, tin tưởng ở bầu cử phổ thông, tự do ngôn luận, thương mại tự dobảo hiểm y tế ở một thời đại mà rất ít người dám bảo vệ những giá trị đó. Ông đi học từ rất sớm, hoàn tất đại học và bắt đầu hành nghề luật sư từ năm 18 tuổi. Cuốn sách đầu tiên của ông, A Fragment on Government (1776, Một mảnh về chính quyền) được xuất bản nặc danh là một sự phê bình đanh thép với tác phẩm Commentaries of the laws of England (Những bình luận về luật pháp nước Anh) của William Blackstone trước đó. Cuốn sách thành công lớn cho tới khi bị phát hiện là của Bentham trẻ tuổi, chứ không phải của một giáo sư tiếng tăm như lời đồn. Trong tác phẩm The Principles of Morals and Legislation (1791, Những nguyên lý của đạo đức và pháp lý), Bentham đã vạch ra học thuyết của ông về chủ nghĩa công lợi.[15]

Mục tiêu của pháp luật phải là làm giảm sự khổ đau và chịu đựng trong khi tạo ra hạnh phúc lớn nhất cho đa số lớn nhất.[16] Bentham thậm chí thiết kế một phương pháp luận toàn diện cho việc tính toán tổng hạnh phúc xã hội mà một đạo luật có thể tạo ra, một felicific calculus, hay phép tính hạnh phúc.[17] Xã hội, theo Bentham, không gì khác hơn là tổng cộng của các cá nhân,[18] nên nếu nhắm vào việc tạo ra sự tốt đẹp cho xã hội, thì phải đảm bảo tạo ra nhiều sự hài lòng hơn là nỗi đau, dù cho số lượng cá nhân là bao nhiêu.

Chẳng hạn, một đạo luật đề xuất mọi xe buýt trong thành phố có lối lên xuống cho xe lăn, nhưng sẽ làm chậm tốc độ di chuyển của xe buýt. Hàng triệu người đi xe buýt do đó sẽ phải chịu sự phiền toái nhỏ (hay nỗi đau) vì mất thêm thời gian cho giao thông và đi lại, nhưng một số nhỏ những người sử dụng xe lăn sẽ nhận được sự hài lòng lớn vì có thể sử dụng phương tiện công cộng, sự hài lòng lớn này giá trị hơn tổng cộng sự phiền toái của những người dùng khác.

So sánh về mức độ hạnh phúc của các cá nhân là điều Bentham tin có thể làm được, ý tưởng là sự hài lòng lớn cho một người có thể ý nghĩa hơn phiền toái nhỏ cho nhiều người. Nhưng học thuyết của ông sau này bị chỉ trích vì liệu sự tính toán hạnh phúc có cho phép một nhà độc tài hạnh phúc lớn dựa trên sự đau khổ của số đông? Ngoài ra, bất chấp phương pháp luận của Bentham, hạnh phúc vẫn là điều rất khó cân đong đo đếm.

Jean-Baptiste Say

Nguyên lý Say, cho rằng cung luôn bằng với cầu, không bị thách thức cho tới thế kỷ 20.

Jean-Baptiste Say (1767–1832) là một người Pháp sinh ở Lyon. Ông đã giúp phổ biến tác phẩm của Adam SmithPháp.[19] Cuốn sách của ông A Treatise on Political Economy (1803, Một chuyên luận về kinh tế chính trị) bao gồm một đoạn văn ngắn sau này trở thành giáo lý cho kinh tế chính trị học tới tận cuộc Đại khủng hoảng và được biết đến là Nguyên lý Say về các thị trường. Say cho rằng không bao giờ có sự thiếu hụt lượng cầu hay tình trạng dư thừa hàng hóa trong nền kinh tế. Theo Say, mọi người sản xuất ra hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu của chính họ, chứ không phải của người khác. Sản xuất vì vậy không phải là vấn đề về phía cung, mà là chỉ dấu của những người sản xuất muốn có hàng hóa.

Say đồng ý rằng một phần thu nhập được các hộ gia đình tiết kiệm, nhưng trong dài hạn, tiết kiệm được đầu tư. Đầu tư và tiêu dùng do đó là hai nhân tố của cầu, nên sản xuất tức là cầu, nên không thể có chuyện sản xuất vượt qua mức cầu, hay nhìn chung là sẽ không có chuyện dư cung. Say lập luận tiền bạc là trung tính, vì vai trò duy nhất của nó là làm công cụ cho trao đổi, vì vậy, mọi người muốn tiền chỉ để mua hàng hóa. Say cho rằng "tiền là một thứ che đậy bên ngoài".

Tổng kết hai ý tưởng đó, Say cho rằng "hàng hóa được dùng để đổi hàng hóa". Cùng lắm thì sẽ có những lĩnh vực kinh tế khác nhau trong đó cầu không được đáp ứng. Nhưng qua thời gian cung sẽ chuyển dịch, các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sản xuất và thị trường sẽ tự điều chỉnh. Một ví dụ của tình trạng thừa cung là thất nghiệp, nói cách khác, có quá nhiều cung người lao động, và quá ít việc làm. Nguyên lý Say nói điều đó đồng nghĩa với việc có tình trạng mức cầu cho các sản phẩm khác vượt quá mức cân bằng và thị trường sẽ tự điều chỉnh.

Như vậy, tiền đề của nguyên lý này là giá cả hàng hóa sẽ được điều chỉnh nếu lượng cunglượng cầu hàng hóa không cân bằng. Nếu lượng cung vượt quá lượng cầu (dư cung), thì nhất định giá cả hàng hóa sẽ giảm. Lượng cầu hàng hóa nhờ thế sẽ tăng lên, khiến cho lượng cung và lượng cầu trở nên cân bằng. Từ đó suy ra, để nền kinh tế quốc gia có thể trở nên giàu có hơn, thì chỉ cần đẩy mạnh sản xuất (tăng tổng cung).

Nguyên lý Say trở thành nền tảng cho lý thuyết kinh tế tới tận những năm 1930 và được dịch sang tiếng Anh lần đầu bởi James Mill. Sau đó nó nhận được sự ủng hộ từ David Ricardo, Henry Thornton[20]John Stuart Mill. Tuy nhiên, hai nhà kinh tế chính trị khác, Thomas MalthusSismondi tỏ ra không thật sự tin ở nguyên lý này.

Thomas Malthus

Thomas Malthus cảnh báo các nhà làm luật về các hệ quả của những chính sách giảm nghèo.

Thomas Malthus (1766–1834) là một bộ trưởng của Đảng bảo thủ trong Quốc hội Anh. Trái ngược với Jeremy Bentham, ông tin rằng chính quyền phải tránh xa các vấn đề của xã hội.[21] Malthus dành chương cuối cuốn sách của ông Principles of Political Economy (1820, Các nguyên lý kinh tế chính trị) để phán bác Nguyên lý Say và tranh luận rằng nền kinh tế có thể trì trệ nếu không có được "mức cầu hiệu quả".[22]

Nói cách khác, nếu tiền lương thấp hơn tổng chi phí sản xuất, thì tiền lương đó không thể mua hết các sản phẩm đầu ra của các ngành sản xuất, khiến giá cả giảm xuống. Giá giảm làm xói mòn động cơ đầu tư và vòng xoáy đó có thể cứ tiếp diễn không ngừng. Tuy nhiên, Malthus nổi tiếng hơn với tác phẩm trước đó của ông, An Essay on the Principle of Population (Tiểu luận về nguyên tắc của dân số). Tác phẩm này tranh luận sự can thiệp của nhà nước là không thể vì hai nguyên nhân. "Thực phẩm là cần thiết cho sự tồn tại của con người ", Malthus viết. "Cảm xúc và mong muốn truyền lại nòi giống giữa hai giới tính là cần thiết và sẽ được duy trì gần như ở tình trạng hiện tại", có nghĩa là "sức gia tăng dân số chắc chắn lớn hơn khả năng mà Trái Đất có thể cung cấp cho sự tồn tại của loài người."[23]

Tuy nhiên, tình trạng gia tăng dân số được kiểm soát bởi các thiên họa và nhân họa. Tăng lương cho số đông có thể gây ra vấn đề tăng dân số, gây căng thẳng cho nguồn cung của Trái Đất và dẫn tới những thiên tai và nhân họa để điều chỉnh lại dân số như ban đầu.[24]

David Ricardo

Ricardo nổi tiếng với quy luật của lợi thế so sánh.

David Ricardo (1772–1823) sinh ở London. Năm 26 tuổi, ông đã là một nhà buôn chứng khoán giàu có và mua cho mình một ghế nghị sĩ ở Ireland để làm bước đệm bước vào Hạ viện Anh.[25] Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ricardo là Principles of Political Economy and Taxation (Những nguyên lý về kinh tế chính trị và thuế khóa). Tác phẩm bao gồm những chỉ trích của ông với các rào cản thương mại quốc tế và sự mô tả về cách thức phân phối thu nhập trong dân số. Ricardo phân biệt giữa người làm công ăn lương, những người nhận một mức lương cố định ở mức đủ để họ sống sót; với chủ đất, tức những người thu tô; và những nhà tư bản, những người nắm giữ vốn tư bản và tạo ra lợi nhuận, tức là phần thu nhập dôi dư ra của một xã hội.[26]

Nếu dân số tăng, sẽ phải có thêm đất canh tác, những phần đất sẽ có độ màu mỡ kém hơn những vùng đất đã được canh tác rồi, vì quy luật sản lượng giảm dần. Do đó, chí phí sản xuất lúa mì sẽ tăng, và giá lúa mì sẽ tăng: Phần địa tô sẽ tăng, lương cũng sẽ phải điều chỉnh theo các mức tăng giá đó để cho phép người làm công sống sót được. Lợi nhuận vì thế giảm xuống, cho tới khi các nhà tư bản không thể đầu tư nữa. Vì vậy, Ricardo kết luận nền kinh tế sẽ hướng tới một tình trạng trì trệ.

Để can thiệp vào tình trạng trì trệ này, Ricardo ủng hộ thúc đẩy thương mại quốc tế để nhập khẩu lúa mì ở giá thấp để đối phó với các chủ đất muốn tăng địa tô. Các đạo luật về ngũ cốc ở Anh được thông qua năm 1815 thiết lập nên hệ thống thế khóa hết sức phiền phức nhằm ổn định giá lúa mì ở thị trường trong nước. Ricardo tranh luận rằng tăng thuế nhập khẩu, dù với mục tiêu tưởng chừng là vì lợi ích của người nông dân trong nước, chỉ khiến giá cả tăng lên, và phần đó sẽ trở thành địa tô rơi vào túi các chủ đất, chứ người nông dân thực chất không được hưởng gì.[27]

Hơn nữa, thêm lao động được tuyển dụng trong ngành sản xuất lúa mì đồng nghĩa với việc làm tăng chi phí lương ở các ngành khác và do đó làm giảm xuất khẩu và lợi nhuận từ các ngành xuất khẩu. Kinh tế học với Ricardo là mối quan hệ giữa "ba nhân tố sản xuất": đất đai, lao độngvốn. Ricardo sử dụng toán học để thuyết minh rằng lợi ích từ thương mại có thể lớn hơn những lợi ích của chính sách bảo hộ. Ý tưởng về lợi thế so sánh cho rằng ngay cả nếu một nước bị bất lợi trong việc sản xuất ra các hàng hóa so với một nước khác, nước đó vẫn có thể hưởng lợi từ việc mở cửa biên giới vì dòng hàng hóa vào được sản xuất rẻ hơn so với sản xuất ở trong nước, tạo ra lợi ích cho người tiêu dùng trong nước.[28] Theo Ricardo, khái niệm này sẽ dẫn tới chuyển dịch về giá cả, dần dần cho phép nước Anh sản xuất những hàng hóa mà nước này có lợi thể so sánh cao nhất.

John Stuart Mill

Tập tin:John-stuart-mill-sized.jpgJohn Stuart Mill chịu ảnh hưởng từ Jeremy Bentham và là tác giả của sách giáo khoa kinh tế học phổ biến nhất ở thời của ông.

John Stuart Mill (1806–1873) là một nhân vật hàng đầu trong dòng tư duy kinh tế chính trị ở thời của ông. Ông là nghị sĩ Anh đại diện khu vực Westminster và còn là một triết gia chính trị hàng đầu. Từ nhỏ Mill đã có tố chất thiên tài. Ông đọc triết học Hy Lạp cổ đại lúc ba tuổi và theo đuổi sự nghiệp học hành rất tích cực nhờ người cha James Mill.[29] Jeremy Bentham là thầy dạy của ông và là một người bạn của gia đình. Mill còn chịu ảnh hưởng lớn từ David Ricardo. Cuốn đầu tiên trong bộ sách giáo khoa của Mill, in năm 1848 với tựa đề Principles of Political Economy (Những nguyên lý kinh tế chính trị) là một tác phẩm tổng kết các tri thức về kinh tế của giai đoạn giữa thế kỷ 19.[30]

Principles of Political Economy được sử dụng làm sách giáo khoa cơ bản trong hầu hết các trường đại học cho tới đầu thế kỷ 20. Về vấn đề tăng trưởng kinh tế, Mill tìm kiếm một lập trường trung lập giữa quan điểm của Adam Smith về việc mở rộng các cơ hội cho thương mại và sáng tạo công nghệ với quan điểm của Thomas Malthus về những giới hạn của gia tăng dân số. Trong cuốn sách thứ tư, Mill vạch ra một số viễn cảnh tương lai, thay vì dự đoán riêng một kết cục nào đó. Kịch bản thứ nhất theo thuyết Malthus cho rằng dân số tăng nhanh hơn khả năng cung cấp của Trái Đất, dẫn tới lương giảm và lợi nhuận tăng.[31]

Kịch bản thứ hai, theo Smith, vốn tư bản được tích tụ nhanh hơn mức tăng danh số nên tiền lương thực tế sẽ tăng. Kịch bản thứ ba phản ánh quan điểm của Ricardo, rằng nếu tích tụ tư bản và dân số tăng cùng mức, công nghệ ổn định, sẽ không có thay đổi nào trong tiền lương thực tế vì cung và cầu cho lao động sẽ vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, dân số gia tăng sẽ cần sử dụng đất nhiều hơn, tăng chi phí sản xuất lương thực và do đó làm giảm lợi nhuận. Kịch bản thứ tư là công nghệ tiến bộ nhanh hơn so với tích tụ tư bản và mức tăng dân số.[32]

Kết quả sẽ là một nền kinh tế thịnh vượng. Mill cho rằng kịch bản thứ ba là dễ xảy ra nhất, và ông giả định tiến bộ công nghệ đến mức nào đó sẽ phải kết thúc.[33] Nhưng về triển vọng tăng trưởng kinh tế, Mill ít đề cập rõ ràng hơn.

Tôi thừa nhận tôi không bị thu hút bởi ý tưởng cho rằng tình trạng bình thường của con người là phải vật lộn để sống sót; rằng việc giẫm đạp lên nhau, đè nén nhau, xô đẩy nhau và đánh đạp nhau, vốn là tình hình xã hội hiện giờ, là điều mà loài người mong muốn, đó chỉ là những dấ uhiệu về sự bất động của một trong những giai đoạn phát triển công nghiệp.[34]

Mill cũng được ghi nhận là người đầu tiên nói về cung và cầu như một mối quan hệ chứ không chỉ là số lượng hàng hóa trên thị trường,[35] khái niệm về chi phí cơ hội và phản bác lại học thuyết về quan hệ giữa tiền lương và tư bản trong tương quan với dân số.[36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_tư_tưởng_kinh_tế http://socserv2.mcmaster.ca/~econ/ugcm/3ll3/veblen... http://www.dictionaryofeconomics.com/article?id=pd... http://www.lewrockwell.com/rothbard/rothbard200.ht... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://anarchism.pageabode.com/pjproudhon/system-o... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://www.youtube.com/watch?v=UzhD7KVs-R4 http://www.youtube.com/watch?v=jNgfIH5pyxg http://www.youtube.com/watch?v=muUjNWIeDZg http://homepage.newschool.edu/het//profiles/malthu...